TOP 10 cây cảnh cho nhà vệ sinh được sạch sẽ, thơm mát

Không chỉ giúp trang trí cho không gian, sử dụng cây xanh còn giúp tăng độ ẩm, khử mùi cho phòng tắm, nhà vệ sinh hiệu quả. Dưới đây là những loại cây cảnh cho nhà vệ sinh được ưa chuộng nhất.

Không chỉ giúp trang trí cho không gian, sử dụng cây xanh còn giúp tăng độ ẩm, khử mùi cho phòng tắm, nhà vệ sinh hiệu quả. Dưới đây là những loại cây cảnh cho nhà vệ sinh được ưa chuộng nhất.

1. Cây hoa lan

ve-cay-hoa-lan
Cây hoa lan là một trong những loại cây cảnh phù hợp với mọi không gian, kể cả nhà tắm

Cây hoa lan là một trong những loại cây cảnh phù hợp với mọi không gian, kể cả nhà tắm. Môi trường giàu độ ẩm trong nhà tắm sẽ thích hợp để cây phát triển và giữ những bông hoa tuyệt đẹp trong nhiều tháng. Một số giống lan dễ dàng để chăm sóc bao gồm Chi lan hoàng thảo, Chi lan hồ điệp và Chi lan hài.

2. Cây trầu bà

loai-cay-canh-co-hai-cho-
Cây trầu bà có nhiều kích cỡ lá, màu sắc và kiểu dáng khác nhau

Cây trầu bà có nhiều kích cỡ lá, màu sắc và kiểu dáng khác nhau nên thường được nhiều người yêu thích. Loại cây này không ưa ánh nắng trực tiếp chiếu vào nên đặt trong không gian nhà vệ sinh giúp cây phát triển tốt.Bạn có thể trang trí cây trầu bà trong giỏ treo phòng tắm hoặc trên giá cao. Theo thời gian, những chiếc lá sẽ có vết loang lổ đẹp mắt với nhiều vệt đốm vàng giữa màu xanh lá cây, giúp tạo điểm nhấn cho không gian.

3. Cây cỏ lan chi

cay-lan-chi
Cây cỏ lan chi cũng rất có ích trong đời sống với khả năng hút độc trong không khí

Với ưu điểm chịu được ánh sáng yếu, thích một chút ẩm ướt thì cây cỏ lan chi hoàn toàn phù hợp với môi trường nhà vệ sinh. Cây cỏ lan chi cũng rất có ích trong đời sống với khả năng hút độc trong không khí và thanh lọc không khí rất tốt. Nhờ vậy, ngoài nhà tắm, nhà vệ sinh, cây lan chi có thể đặt ở bất kỳ nơi đâu trong nhà.

4. Cây hạnh phúc

cay-canh-cho-phong-tam
Cây hạnh phúc là cây có độ ẩm cao nên chúng sẽ phát triển mạnh trong môi trường ấm áp như nhà tắm

Cây hạnh phúc có tên khoa học là Radermachera sinica, có nguồn gốc từ những khu rừng nhiệt đới tại Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Cây được tận dụng để trang trí ở nhiều nơi khác nhau như: Phòng khách, văn phòng làm việc, phòng ngủ và cả phòng tắm. Vì chúng là cây có độ ẩm cao nên chúng sẽ phát triển mạnh trong môi trường ấm áp trong phòng tắm của bạn. Chúng thích hợp với ánh sáng mặt trời gián tiếp nên bạn có thể đặt ở góc phòng tắm gần cửa sổ.

5. Cây không khí

cay-canh-cho-nha-ve-sinh-cay-khong-khi
Cây không khí

Cây không khí có tên khoa học là Tillandsia, tên tiếng Anh thường gọi là Air Plant. Đây là loại cây cảnh được nhiều người ưa chuộng thời gian gần đây bởi vẻ đẹp cũng như công dụng thanh lọc không khí hiệu quả.

Cây không khí gây ấn tượng bởi hình dạng trông giống như nhiều cây dứa mini kết hợp với nhau và mọc dốc xuống phía dưới thay vì mọc thẳng đứng lên trên như nhiều loại cây cảnh khác. Cây có hình dạng thanh mảnh, gọn gàng, phù hợp để làm cây cảnh trang trí trên bàn làm việc, trong phòng ngủ. Đặc biệt chúng sinh trưởng tốt trên những nơi có đất hoặc không có đất nên phù hợp với môi trường nhà tắm hay nhà vệ sinh.

6. Cây lá sọc dưa hấu

cay-soc-dua-hau
Cây lá sọc dưa hấu

Với kích thước nhỏ gọn, cây lá sọc dưa hấu là lựa chọn hoàn hảo cho những nơi chật hẹp như nhà vệ sinh. Ngoài ra, loại cây này phát triển chậm, ưa ánh sáng yếu nên không thích hợp trồng dưới ánh nắng trực tiếp nên bạn có thể trồng xa cửa sổ. 

7. Cây nắp ấm

cay-nap-am
Cây nắp ấm

Cây nắp ấm hay thường được gọi với các tên gọi khác như cây nắp bình, cây bình nước, cây bắt mồi,... thuộc loại cây leo và sở hữu hình dáng độc lạ nên thường được trồng trang trí trong nhà. Cây nắp ấm có khả năng thu hút và bẫy côn trùng nhờ vào chất nhầy tiết ra bên trong nắp ấm. Bởi vậy, bạn hoàn toàn có thể trồng ở những nơi ẩm ướt như nhà vệ sinh để bẫy muỗi hiệu quả.

8. Cây lưỡi hổ

cay-luoi-ho-la-gi
Cây lưỡi hổ

Không chỉ là loại cây cảnh trang trí cho phòng ngủ, cây lưỡi hổ còn thích hợp để trồng trong nhà vệ sinh. Giống cây này chịu được hầu hết mọi điều kiện, từ có ít ánh sáng đến ánh sáng chói, thậm chí là chịu được cả ánh sáng trực tiếp. Chúng cần ít hoặc không cần nước, và nếu giữ chúng trong phòng tắm ẩm ướt, bạn có thể không bao giờ phải tưới.

Tuy nhiên cây lưỡi hổ có độc tính nhẹ nên cần cân nhắc nếu trồng trong nhà có trẻ em hoặc thú nuôi.

Trên đây là những loại cây cảnh cho nhà vệ sinh được ưa chuộng nhất. Hy vọng hữu ích cho bạn!