Ô tô bị giật khi tăng ga: Nguyên nhân phổ biến và cách xử lý
Hiện tượng xe ô tô bị giật khi tăng ga là một trong những dấu hiệu cho thấy động cơ ô tô đang gặp vấn đề không hề nhẹ. Do đó bạn cần tìm ra nguyên nhân để khắc phục kịp thời tránh động cơ bị hư hại nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân khiến ô tô bị giật khi tăng ga

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng xe hơi bị giật khi tăng ga.
1. Kim phun nhiên liệu bị tắc
Kim phun nhiên liệu là bộ phận có chức năng phun nhiên liệu vào buồng đốt với tỷ lệ chính xác. Nếu sau một thời gian vận hành mà không được vệ sinh đúng cách, kim phun có thể bị bám cặn bẩn gây tắc nghẽn và làm cho nhiên liệu cung cấp vào động cơ không đúng theo tiêu chuẩn. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến việc phun nhiên liệu và gây nên hiện tượng giật khục khi thay đổi chân ga.
2. Lọc nhiên liệu bị nghẹt
Hệ thống lọc dầu hoặc lọc xăng ô tô có nhiệm vụ làm sạch nhiên liệu trước khi vào buồng đốt. Tuy nhiên các bộ phận này thường bị bám cặn, tạp chất sau một thời gian sử dụng. Vì vậy, nếu không được vệ sinh định kỳ cũng rất dễ bị nghẽn lọc và gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nhiên liệu cũng như lưu lượng nhiên liệu cung cấp cho hệ thống phun. Từ đó khiến xe ô tô bị giật khi lên ga, thậm chí chết máy giữa đường khi xe đang chạy…
3. Hệ thống bugi và mobin đánh lửa gặp trục trặc

Khi bugi bị mòn, mobin đánh lửa gặp trục trặc, bộ chia điện hay dây cao áp bị hỏng hóc... đều sẽ ảnh hưởng đến khả năng đánh lửa của bugi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến xe ô tô bị giật khi đạp ga
4. Cảm biến lưu lượng không khí gặp trục trặc
Cảm biến lưu lượng không khí MAF có nhiệm vụ nhiệm vụ giám sát lượng không khí đi vào buồng đốt. Bộ phận này thường sẽ bị bám bụi bẩn theo thời gian. Nếu bụi bản tích tụ dày cũng sẽ gây nhiễu loạn thông tin, khiến việc kiểm soát lượng khí vào buồng đốt bị thiếu chính xác, làm quá trình đốt cháy bên trong động cơ không còn hiệu quả. Điều này có thể dẫn đến tình trạng xe lên ga bị giật.
5. Cảm biến oxy, cảm biến nhiệt độ nước làm mát bị lỗi.

Cảm biến oxy có nhiệm đo lượng không khí dư oxy dư trong khí thải động cơ để ECU điều chỉnh tỉ lệ nhiên liệu và không khí phù hợp. Nếu như bộ phận này gặp trục trặc do bụi bẩn hoặc bất kỳ tác nhân nào cũng sẽ truyền tín hiệu sai lệch đến ECU.
Tương tự vậy, nếu cảm biến nhiệt độ nước làm mát bị lỗi thì thông tin ECU nhận được bị sai và dẫn đến quá trình đốt nhiên liệu không còn đạt hiệu quả cao.
6. Không khí bị tràn vào buồng đốt
Khi động cơ hoạt động, nếu áp suất bên trong và bên ngoài buồng đốt có sự chênh lệch do hệ thống đường ống, đường xi-lanh bị nứt thì có thể khiến lượng không khí bên trong buồng đốt bị quá tải. Điều này khiến quá trình đốt sẽ không còn hiệu quả, thậm chí nhiên liệu có thể không thể cháy được. Từ đó làm cho xe oto chạy bị khựng khi tăng tốc, xe lên ga bị giật…
Cách xử lý xe ô tô bị giật khi đạp ga
Để xử lý việc xe hơi bi giật khi đạp chân ga thì bạn có thể thực hiện như sau:
- Bước 1: Lựa chọn thời điểm lên số.
Thời điểm lên số khi vòng tua động cơ lớn khiến xe bị gằn và ống xả phát ra tiếng kêu to. Do đó, khi muốn tăng tốc cần xác định thời điểm chuyển số muộn hơn vòng tua.
- Bước 2: Giải phóng chân ga.
Sau khi xác định thời điểm lên số hợp lý, bạn cần giải phóng chân ga và đạp hết chân côn. Bạn nên đạp hết chân côn để không gây hư hại cho hộp số khi chuyển số.
- Bước 3: Chuyển cần số lên cao hơn.
Thực hiện chuyển cần số cao rồi bỏ chân côn đạp chân ga. Nên thực hiện đồng thời khi mới khởi động xe để tránh hiện tượng xe bị giật.
Tuy nhiên phương pháp này chỉ có tác dụng khắc phục tạm thời. Do đó, để đảm bảo an toàn cho quá trình lái xe cũng như độ bền của xe, bạn nên đưa xe đến trung tâm sửa chữa uy tín để kiểm tra.
Trên đây là nguyên nhân khiến ô tô bị giật khi tăng ga và cách xử lý nhanh. Hy vọng hữu ích cho bạn!