Kinh nghiệm và cách chăm sóc cá Koi đúng chuẩn
Không chỉ đẹp mặt mà những chú cá Koi này còn có ý nghĩa về mặt phong thủy. Vậy làm thế nào để nuôi và chăm sóc cá Koi để chúng phát triển tốt nhất.
Bài viết này, Chợ Trời sẽ hướng dẫn bạn một cách chi tiết nhất về cách nuôi và chăm sóc cá Koi
Nguồn gốc và ý nghĩa của cá Koi
Cá Koi hay còn gọi là cá chép Koi hay cụ thể hơn Cá chép Nishikigoi là một loại cá chép thường đã được thuần hóa, lai tạo để nuôi làm cảnh trong những hồ nhỏ, được nuôi phổ biến tại Nhật Bản.
Chúng có quan hệ họ hàng gần với cá vàng và, trên thực tế, kiểu cách nhân giống và nuôi cảnh là khá giống với cách nuôi cá vàng, có lẽ là do các cố gắng của những người nhân giống Nhật Bản trong việc ganh đua với cá vàng. Cá chép Koi và các hình xăm trên cá được người Nhật coi là điềm may mắn.
Cá Koi có nhiều màu sắc rất đẹp và có khả năng biến đổi màu sắc rất độc đáo.
Người Nhật Bản nhận thấy được điều này nên đã quyết định nhân giống và lai tạo ra nhiều giống cá với các màu sắc khác nhau. Mục đích là nuôi chúng để làm cá cảnh trong các bể cá, hồ cá sân vườn,vv… Giúp làm đẹp không gian và bất cứ ai cũng có thể ngắm nhìn chúng.
Hiện nay, giống cá Koi này được rất nhiều quốc gia biết đến trong đó có Việt Nam. Chúng được mua bán, nhân giống rộng rãi và được nhiều người yêu thích, quan tâm muốn nuôi và chăm sóc.

Nguồn gốc và ý nghĩa của cá Koi
Hướng dẫn cách chăm sóc cá Koi đúng cách giúp khỏe mạnh
Chọn giống cá Koi
Trước khi muốn chăm sóc chúng, bạn cần tìm mua và chọn giống cá Koi. Việc chọn giống rất quan trọng vì nó quyết định đến hơn 50% tỉ lệ sống sót và phát triển ổn định sau này.
Bạn có thể tìm mua tại những cơ sở uy tín, trại giống có giấy kiểm định, xuất xứ và bảo hành. Bạn nên nhờ người bán tư vấn hoặc nhờ một người nào đó có nhiều kinh nghiệm trong việc mua bán cá Koi. Để họ có thể chọn và mua những loại giống cá Koi tốt nhất.
Thiết kế hồ để nuôi cá Koi
Để cá Koi phát triển khỏe mạnh, việc đầu tư và làm một hồ nuôi là yếu tố trực tiếp có liên quan đến sức khỏe và khả năng phát triển của loài cá này. Bạn cần lưu ý những điều kiện sau:
-
Kích thước hồ: Tùy thuộc vào số lượng và kích thước của cá Koi mà bạn sẽ nuôi. Không nên thiết kế thi công hồ cá Koi quá nhỏ vì khả năng tăng trưởng của nó sẽ rất liên tục.
-
Mực nước ở hồ nuôi: Đối với những loại cá Koi có kích thước từ 0,7 - 1,2m thì bạn nên canh mực nước tối thiểu là 0.6m. Còn đối với những chú cá Koi cỡ lớn thì không được sâu quá 1,5m.
-
Lọc nước thường xuyên: Luôn phải đảm bảo nước trong hồ phải sạch, không có rong rêu và vi khuẩn gây bệnh.
-
Một số thông số cần lưu ý: Độ pH từ 7 – 7,5, nhiệt độ 20 – 27 độ C, hàm lượng Oxy tối thiểu 2,5mg/l.
Đối với hồ cá mới xây, bạn nên ngâm nước trong hồ từ 2 – 3 tuần trước khi thả cá mới vào. Đồng thời xả và thay nước vài lần để loại bỏ các chất độc, tạp chất và mùi mới bằng dung dịch hóa chất WUNMID.
Đưa cá Koi mới vào hồ nuôi
Quá trình cho cá Koi vào hồ cần phải hết sức cẩn thận và nhẹ nhàng. Không được làm cá bị trầy xước và không được vận chuyển cá với mật độ dày. Không nên thả cá vào lúc trời nắng gắt nó sẽ bị áp lực bởi nhiệt độ quá cao.
Trường hợp cá lần đầu khi thả xuống hồ sẽ dẫn đến tình trạng cá nhảy ra ngoài, vì thế bạn cần chuẩn bị sẵn lưới chắn che trên mặt hồ. Và tắt các thiết bị chiếu sáng xung quanh trong khoảng 1 tuần. Để cá có thể thích nghi dần với môi trường.

Thức ăn chủ yếu nuôi cá Koi
Trong mỗi giai đoạn phát triển, nó sẽ ăn những loại thức ăn khác nhau. Cụ thể như:
-
Đối với cá Koi từ khi trứng nở đến 3 ngày tuổi: Nó sẽ tự nuôi dưỡng cơ thể bằng việc ăn noãn hoàng. Sau đó nó có thể tự ăn các loại thức ăn như bo bo, các sinh vật phù du hoặc lòng đỏ trứng chín.
-
Đối với cá Koi sau 15 ngày: Nó sẽ ăn các loại động thực vật như loăng quăng, giun, tảo. Để đảm bảo thức ăn từ các loại sinh vật này, người nuôi cần cung cấp đủ nhu cầu cho nó.
-
Đối với cá Koi sau 1 tháng: Nó có thể ăn các loại động vật nhỏ như ốc, giun, ấu trùng như các loại cá trưởng thành. Ngoài ra, cá Koi còn có thể ăn cám, bã đậu, thóc lép và các thức ăn chế biến sẵn.
Các bệnh thường gặp của Cá Koi
-
1. Trùng mỏ neo
-
2. Bệnh rận cá
-
3. Bệnh đốm trắng
-
4. Bệnh đốm đỏ
-
5. Bệnh thối đuôi
-
6. Bệnh sán da, sán mang
-
7. Bệnh loét
-
8. Bệnh xù vảy (Dropsy)
-
9 bệnh nấm mang
Đề phòng một số loại bệnh mà cá Koi mắc phải khi nuôi
Việc nuôi bất cứ một loại động vật nào, khi chúng mắc bệnh là điều không ai mong muốn. Điều quan trọng là bạn phải phát hiện sớm và cách ly nó ngay khỏi những đàn cá Koi khác. Tránh trường hợp tất cả các con cá Koi trong hồ đều nhiễm bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh ở cá Koi cũng sẽ có nhiều nguyên nhân. Có thể là chất lượng nước trong hồ không đảm bảo. Như những tiêu chí cần thiết mà chúng tôi đã đề cập ở trên, chỉ cần một trong số các tiêu chí vượt ngưỡng cho phép thì cũng sẽ khiến nguồn nước trong hồ bị nhiễm bẩn, rêu mốc và tạo điều kiện cho các con vi khuẩn có hại phát triển.
Hoặc hệ thống lọc lắp đặt không đạt chuẩn, môi trường nước thay đổi đột ngột như một cơn mưa trút xuống. Hay cho cá Koi ăn những loại thức ăn không rõ nguồn gốc, cho ăn quá nhiều,vv…
Đó cũng là 1 trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá mắc bệnh bạn nên lưu ý.
Qua bài viết mà Chợ Trời chia sẻ về cách chăm sóc cá Koi như thế nào là đúng cách và những lưu ý quan trọng nhất trong việc nuôi chúng.
Bạn đọc có thể lưu lại và áp dụng vào việc chăm sóc đàn cá Koi sắp tới của mình.