Hướng dẫn cách đàm phán lương khi đi phỏng vấn việc làm

Cách đàm phán lương thế nào là khôn ngoan và không làm mất đi quyền lợi mà bạn xứng đáng được hưởng? Hãy tham khảo ngay các bí quyết deal lương dưới đây!

Cách đàm phán lương thế nào là khôn ngoan và không làm mất đi quyền lợi mà bạn xứng đáng được hưởng? Hãy tham khảo ngay các bí quyết deal lương dưới đây!

Tìm hiểu về mức lương chung của ngành

Những kiến thức liên quan đến ngành và vị trí định ứng tuyển là một trong những gì cần chuẩn bị khi phỏng vấn xin việc. Đây sẽ là những thông tin hữu ích nhất.

Bạn hãy tham khảo mức lương trung bình để có được cái nhìn thực tế, toàn diện, từ đó nắm được chế độ đãi ngộ phù hợp với từng vị trí và cấp độ kinh nghiệm của bản thân.

Trong quá trình tìm hiểu xu hướng mức lương thưởng hiện nay, người lao động cần chú ý đến các phần "công việc hot nhất" và "kỹ năng được yêu cầu nhiều nhất". Ứng viên có thể trả lời một cách tự tin hơn nếu nhận thấy mình đang ứng tuyển cho một trong những công việc hấp dẫn và phù hợp với bản thân.

phong-van-xin-viec-can-ch
Hãy trả lời một cách tự tin về năng lực để thỏa thuận mức lương phù hợp

Nhấn mạnh vào năng lực của bản thân

Khi nhận một lời đề nghị làm việc với một mức lương không phù hợp, bạn đừng chỉ tập trung vào việc phản đối và đòi con số cao hơn mà hãy nêu bật những thành tích trong công việc mà bạn đạt được.

Bằng cách kết nối những điểm mạnh của bản thân với vai trò, vị trí đảm nhận, ứng viên sẽ tạo ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng, đồng thời củng cố cho lý do tạo sao nhà họ nên trả nhiều hơn mức lương đề xuất ban đầu.

Trả lời trung thực

Đây là một yếu tố quan trọng nhất khi đàm phán lương. Nếu nhà tuyển dụng phát hiện ứng viên đưa ra những thông tin, con số không chính xác về kinh nghiệm làm việc... sẽ tạo ra ấn tượng xấu, dễ khiến bạn mất đi cơ hội trúng tuyển vào vị trí mong muốn.

Linh hoạt giữa tăng lương và các lợi ích khác

Các cuộc thảo luận về tiền lương thường đề cập đến một số đặc quyền và phúc lợi của nhân viên. Trong đó, nhà tuyển dụng có thể đưa ra một số phương án phúc lợi ít tốn kém hơn, thay thế cho việc tăng lương như thêm ngày nghỉ phép, giờ làm việc linh hoạt hoặc được làm việc tại nhà.

Hãy cân nhắc xem điều gì có giá trị và đem lại lợi ích cho bạn hơn. Nếu đang phân vân giữa nhiều lời đề nghị, hãy so sánh cùng với các điều kiện như bảo hiểm y tế, quỹ hưu trí và các lợi ích khác để đưa ra quyết định sáng suốt. Ngoài ra, các yếu tố như cơ hội phát triển, thăng tiến trong nghề nghiệp cũng đáng để cân nhắc.

Diễn tập trước buổi phỏng vấn

cach-dam-phan-luong-khi-phong-van
Bằng cách kết nối những điểm mạnh của bản thân với vai trò, vị trí đảm nhận, ứng viên sẽ tạo ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng

Nhiều người có thể thấy điều này không quá cần thiết, nhưng bạn nên thực hành cách đàm phán lương với bạn bè hoặc người có kinh nghiệm trong nghề.

Diễn tập trước các tình huống có thể xảy ra giúp bạn rèn luyện sự tự tin và trả lời các câu hỏi bất ngờ. Thực hiện việc này nhiều lần có thể khiến bạn cảm thấy tự tin khi tham gia vào cuộc đàm phán chính thức.

Kiểm soát thời gian

Các đơn vị tuyển dụng uy tín sẽ không rút lại lời đề nghị việc làm chỉ vì bạn cố gắng thương lượng về tiền lương. Nhưng việc kéo dài quá trình thương lượng có thể khiến nhà tuyển dụng nản lòng, nảy sinh ý định tìm người mới.

Để tránh mất thời gian, nếu công ty không thể đáp ứng được yêu cầu đưa ra sau một vài cuộc thảo luận, bạn hãy rút lui và tập trung tìm kiếm các cơ hội khác.

Xác nhận lương bằng giấy tờ

Khi đã đạt được sự thống nhất về mức lương, bạn hãy yêu cầu nhà tuyển dụng xác nhận bằng văn bản. Bên cạnh tiền lương, trong văn bản nên bao gồm các thỏa thuận đặc biệt như tiền thưởng, phụ cấp cho chi phí di chuyển, mô tả công việc và trách nhiệm đi cùng với vai trò mới.

Hãy đảm bảo tài liệu có chữ ký của đôi bên. Một số công ty có thể chủ động cung cấp những điều này trong hợp đồng, nhưng nếu không hãy yêu cầu làm tài liệu chứng thực bổ sung.

nguyen-tac-phong-van-xin-
Chuẩn bị tinh thần sẵn sàng, cộng thêm sự khéo léo, tự tin là chìa khóa để bạn thành công trong việc đàm phán lương.

Giữ thái độ tích cực

Hãy nhớ rằng hầu hết các đơn vị tuyển dụng không thích đàm phán lương. Người quản lý tương lai không phải đối thủ của bạn, vì vậy hãy giữ thái độ tích cực khi thương lượng.

Nếu muốn nhận mức lương khởi điểm tốt hơn, hãy đưa ra đề xuất. Nhưng dù mức lương nào, các nhà quản lý đều muốn tuyển dụng những thành viên có kỹ năng và chuyên môn cao nhằm phục vụ tốt cho công việc. Do vậy, chuẩn bị tinh thần sẵn sàng, cộng thêm sự khéo léo, tự tin là chìa khóa để bạn thành công trong việc đàm phán lương.

Trên đây là những cách đàm phán lương hiệu quả. Chúc các bạn thành công!