Kinh nghiệm mua nhà cũ lần đầu: 11 điều "xương máu" cần ghi nhớ
Nhà ở là một loại tài sản có giá trị cao. Bởi vậy dù cũ hay mới, dù để đầu tư hay để ở thì việc mua nhà cũng là việc hệ trọng, cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng trước khi quyết định. Kinh nghiệm mua nhà cũ sau đây sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn tốt nhất, an toàn nhất và tránh được rủi ro "tiền mất tật mang".
- Có nên mua nhà cũ không? Lợi ích khi mua nhà cũ
- Kinh nghiệm mua nhà cũ lần đầu không thể bỏ qua
- 1. Xác định mục đích, nhu cầu của bản thân
- 2. Xác định ngân sách
- 3. Xem xét vị trí nhà đất
- 4. Xác định rõ nguồn gốc ngôi nhà
- 5. Xem xét yếu tố phong thủy của ngôi nhà
- 6. Tìm hiểu cộng động cư dân xung quanh
- 7. Kiểm tra chất lượng nhà đất
- 8. Kiểm tra tính pháp lý của ngôi nhà
- 9. Nên thẩm định nhà ít nhất 2 lần
- 10. Đàm phán, thương lượng với chủ nhà
- 11. Chốt giao dịch mua nhà
Có nên mua nhà cũ không? Lợi ích khi mua nhà cũ

Trong bối cảnh đất đất người đông như hiện nay thì việc mua lại nhà đã qua sử dụng được nhiều người lựa chọn.
- Tiết kiệm: Thay vì mua nhà mới và phải trả một cái giá quá cao do chi phí xây dựng cùng với nhiều loại chi phí cộng gộp khác, thì việc mua nhà cũ mang đến nhiều lợi ích thiết thực.
- Giá cả tốt: Khi mua nhà cũ, người mua có cơ hội được đàm phán và nhiều khi đạt được thỏa thuận giá cả tốt ngoài mong đợi. Bởi thế đây là kênh đầu tư khá "béo bở", giúp nhiều người làm giàu nhanh chóng. Mặt khác giúp tiết kiệm và giảm gánh nặng tài chính cho các gia đình bình dân.
- Đầu tư siêu lợi nhuận: Mặt khác, nhà cũ là mặt hàng có tiềm năng tăng giá cao. Việc cải tạo và sửa sang lại sau khi mua chắc chắn sẽ nâng cao giá trị ngôi nhà đem lại giá trị gia tăng đáng kể so với chi phí bỏ ra ban đầu.
Kinh nghiệm mua nhà cũ lần đầu không thể bỏ qua
Với những người lần đầu mua nhà, các lưu ý quan trọng sau sẽ giúp bạn lựa chọn được ngôi nhà ưng ý và tránh rủi ro.

1. Xác định mục đích, nhu cầu của bản thân
Trước khi mua nhà, cần xe xét rõ ràng mục đích mua để ở, để kinh doanh hay để đầu tư kiếm lời. Từ đó đưa ra lựa chọn cho phù hợp.
Ngoài ra bạn cần bỏ thời gian để xem xét kỹ lưỡng nhu cầu mà bạn và gia đình mong muốn: Nhà có bao nhiêu phòng, diện tích bao nhiêu, vị trí, tiện ích, khu dân cư thế nào,...Việc xác định đúng, đủ về nhu cầu sẽ giúp bạn thu hẹp được phạm vi tìm kiếm ngôi nhà phù hợp và dễ dàng đưa ra quyết định chính xác.
2. Xác định ngân sách
Xác định ngân sách và tính toán tài chính là việc quan trọng khi mua nhà lần đầu.
- Nếu bạn có đủ tiền tích lũy mua nhà thì bạn chỉ cần tính toán thêm về chi phí chuyển nhượng, cải tạo, nội thất,...trong khả năng tài chính.
- Trong trường hợp không đủ tiền thì vay ngân hàng là giải pháp lý tưởng. Hiện tại các ngân hàng đều hỗ trợ cho vay lên đến 70% giá trị căn nhà khi thế chấp chính căn nhà mua và lên đến 90% giá trị căn nhà nếu thế chấp bằng nhà đất khác. Việc của bạn là tính toán ngân sách mua nhà thực tế dựa vào khả năng chi trả cùng những khoản phí phát sinh và lựa chọn khoản vay phù hợp với thu nhập.
3. Xem xét vị trí nhà đất

Vị trí địa lý là tiêu chí quan trọng để đánh giá giá cả của nhà đất.
- Những ngôi nhà nằm ở trung tâm thành phố hoặc những nơi có mật độ dân cư cao thường nhận được nhiều quan tâm và có giá cao.
- Nếu không đủ chi phí để mua nhà trung tâm thì bạn cần xem xét đến ngôi nhà có vị trí thuận tiện nhất cho mình như gần nơi làm việc, trường học của con, công viên, chợ, bệnh viện, các trung tâm mua sắm, vui chơi, giải trí…Đây sẽ là những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn.
4. Xác định rõ nguồn gốc ngôi nhà
Trong trường hợp mua nhà để ở, bạn cần xem xét kỹ đến nguồn gốc khi mua nhà cũ như thời gian xây dựng, lịch sử giao dịch và có can thiệp gì đến kết cấu nhà hay không...Bạn không nên mua những ngôi nhà được xây dựng đã lâu hoặc đã được tu sửa nhiều lần, bởi điều này ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ công trình.
Cẩn thận hơn, bạn nên hỏi han hàng xóm xung quanh về những người chủ trước của căn nhà. Với những căn nhà được bán giá rẻ bạn nên tìm hiểu kỹ càng để tránh mua phải những căn khiến cuộc sống bạn gặp bất lợi.
5. Xem xét yếu tố phong thủy của ngôi nhà

Theo quan niệm của cha ông, phong thủy ngôi nhà được coi là có ảnh hưởng lớn đến công danh, sự nghiệp và vận khí của gia chủ. Bởi thế trong kinh nghiệm mua nhà cũ, thế đất và hướng nhà là 2 yếu tố được xem trọng.
- Hướng nhà: Hướng nhà được xác định dựa vào tuổi của gia chủ tức người trụ cột trong gia đình.
- Thế đất: Thế đất được đánh giá là đẹp, tốt hợp phong thủy là thế đất nằm ở vị trí long mạch. Cách nhận biết thế đất đẹp sẽ hữu ích cho bạn trong việc quyết định có nên mua một ngôi nhà nào đó hay không.
Bạn có thể tham khảo thêm một số dấu hiệu cho thấy ngôi nhà có phong thủy xấu tại đây!
6. Tìm hiểu cộng động cư dân xung quanh
Nếu mua nhà với mục đích để ở thì việc tìm hiểu cộng đồng cư dân xung quanh cùng nếp văn hóa, sinh hoạt củ họ sẽ giúp bạn quyết định việc mua nhà ở đó hay không. Bởi những điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của bạn sau này.
Một khu dân cư hiền hòa, dân trí cao, đoàn kết, văn minh, lịch sự sẽ không chỉ mang lại sự an tâm trong cuộc sống cho bạn mà còn giúp tăng giá trị chuyển nhượng sau này hoặc cho thuê tốt hơn.
7. Kiểm tra chất lượng nhà đất
Trước khi ra quyết định mua nhà, bạn nên lưu ý một số chi tiết sau: tình trạng giao thông, lối vào nhà, kết cấu nhà, độ mới cũ của căn nhà, nội ngoại thất, v.v.
Cho dù bạn đã ưng ý một ngôi nhà có thiết kế đẹp mắt, vị trí thuận lợi rồi thì vẫn phải kiểm tra kỹ bên trong như hệ thống ống nước, đường dây, vách tường nhà, mức độ thấm dột, khả năng thoát nước khi trời mưa, khả năng hấp nhiệt và khả năng bốc mùi khi trời nắng nóng,...
Nếu cảm thấy không chắc chắn, bạn hãy nhờ những người có chuyên môn kiểm tra giùm. Đừng quên ghi lại chi tiết những khuyết điểm, thiếu sót của ngôi nhà để dễ dàng thương lượng lại gí cả với chủ nhà.
8. Kiểm tra tính pháp lý của ngôi nhà

Một điều quan trọng cần ghi nhớ là bạn phải xác nhận lại tính pháp lý của ngôi nhà định mua. Đừng nên mua bán nhà đất cũ không có sổ đỏ, bởi bạn sẽ không thể xác lập quyền sở hữu. Trước khi ký hợp đồng, hãy yêu cầu chủ nhà cho xem giấy tờ sở hữu bản gốc và thời gian sử dụng là vĩnh viễn hay có thời hạn.
Việc kiểm tra giấy tờ sở hữu là thật hay giả cũng vô cùng quan trọng. Tình trạng sử dụng sổ nhà giả để thực hiện việc mua bán không phải không xảy ra. Bạn nên tìm hiểu cách kiểm tra sổ đỏ thật hay giả để tránh việc bị lừa gạt khi mua nhà lần đầu.
9. Nên thẩm định nhà ít nhất 2 lần
Để chắc chắn lại rằng đây có phải căn nhà lý tưởng cho mình, bạn nên thẩm định lại nhiều lần hoặc kiểm tra nhà vào những thời điểm khác nhau. Hãy nhờ người có chuyên môn hoặc đơn vị thẩm tra khác đi cùng.
10. Đàm phán, thương lượng với chủ nhà
Những ngôi nhà tốt thường giao dịch nhanh chóng. Vì thế bạn nên ra quyết định nhanh chóng và tiến hành thương lượng với chủ nhà càng sớm càng tốt. Việc đàm phán nên tiến hành trực tiếp giữa hai bên khách và chủ nhà, môi giới đứng vai trò tư vấn và tất cả những thỏa thuận giữa hai bên nên thỏa thuận bằng văn bản nhằm tránh tranh chấp về sau.
11. Chốt giao dịch mua nhà
Sau khi đàm phán với chủ nhà thành công, để thực hiện các hợp đồng đặt cọc, hợp đồng mua bán và các thủ tục pháp lý khác được an toàn. và nhanh chóng, bạn nên tìm một văn phòng công chứng uy tín.
Nếu có thể chuyển khoản, hãy chuyển khoản tiền mua nhà để có giấy chứng nhận từ ngân hàng và các giấy tờ chứng minh trong trường hợp hợp đồng không được thực hiện vì lý do nào đó.
Trên đây là 11 kinh nghiệm mua nhà cũ mà Chợ Trời tổng hợp được. Hy vọng những lưu ý này sẽ giúp bạn biết cách lựa chọn được căn nhà phù hợp với bản thân.