6 Cách xử lý mùi hôi trên xe ô tô đơn giản & hiệu quả nhất

Khi ô tô có mùi hôi bất thường không chỉ gây khó chịu cho người sử dụng mà còn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ khi xe đang chạy. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý mùi hôi trên xe ô tô qua bài viết sau!

Khi ô tô có mùi hôi bất thường không chỉ gây khó chịu cho người sử dụng mà còn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ khi xe đang chạy. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý mùi hôi trên xe ô tô qua bài viết sau!

Nguyên nhân khiến xe ô tô có mùi hôi khó chịu

ly-do-khien-dieu-hoa-o-to
Hệ thống điều hòa với cơ chế lấy gió bên ngoài sẽ hoạt động liên tục khi động cơ đang chạy

Nguyên nhân khiến ô tô có mùi hôi khó chịu đa số đều xuất phát từ hệ thống điều hòa không khí của xe. Đây là bộ phận có chức năng hút không khí bên ngoài vào, sau đó làm nóng hoặc làm mát nó và đưa vào cabin của ô tô. Từ đó giúp cho người sử dụng xe cảm thấy mát mẻ vào mùa hè và ấm áp hơn khi mùa đông.

>>> Xem ngay: Nguyên nhân điều hòa ô tô không mát và cách khắc phục

Hệ thống điều hòa với cơ chế lấy gió bên ngoài sẽ hoạt động liên tục khi động cơ đang chạy. Vì vậy việc lưu thông không khí từ ngoài vào sẽ gây ra mùi khó chịu trong xe sau một thời gian sử dụng là điều không thể tránh khỏi, cho dù chiếc xe ô tô đó đã mua được vài năm hay vừa mới mua.

Các loại mùi khó chịu trên xe ô tô thường gặp

Dưới đây là những loại mùi mà bạn có thể sẽ cảm nhận được trên xe ô tô:

1. Mùi mốc, mùi chua

Mùi mốc, mùi giấm (chua) hoặc có thể là mùi như mùi hôi của chó thường phổ biến ở những chiếc xe sử dụng thời gian dài. Loại mùi hôi này phát ra từ bộ lọc gió, trong dàn lạnh hoặc trong các ống dẫn của hệ thống điều hòa. Bởi các bộ phận này có chức năng loại bỏ độ ẩm từ không khí mà độ ẩm lại là môi trường lý tưởng cho nấm mốc phát triển.

Ngoài ra loại mùi này còn có thể phát ra từ thảm trải sàn của ô tô, bề mặt ghế nỉ.

nguyen-nhan-khien-oto-co-mui-hoi
Nguyên nhân khiến ô tô có mùi hôi khó chịu đa số đều xuất phát từ hệ thống điều hòa không khí của xe

2. Mùi của chất chống đông, nước làm mát hoặc dầu động cơ.

Khi chất chống đông, nước làm mát hoặc dầu động cơ bị rò rỉ thì mùi từ đó có thể tràn vào xe thông qua các cửa hút gió của hệ thống điều hòa.

3. Mùi khí thải động cơ

Khi bạn khởi động xe lần đầu, mùi khí thải động cơ thường bị cửa hút gió của hệ thống điều hòa đưa vào bên trong cabin và gây ra mùi khó chịu trong xe. 

4. Mùi xăng hoặc mùi dầu diesel

Khi bạn ngửi thấy mùi xăng hoặc dầu diesel trên xe ô tô thì rất có thể các nhiên liệu này đang bị rò rỉ ở động cơ. Đây là trường hợp nghiêm trọng và bạn cần xử lý ngay lập tức.

5. Mùi khét

Mùi khét thường bắt nguồn từ khu vực bánh xe và tràn vào bên trong xe thông qua quá trình hút gió của hệ thống điều hòa. Lý do chủ yếu là do tài xế quên hạ phanh tay hoặc sử dụng phanh quá nhiều.

6. Mùi thuốc lá

Khi người sử dụng xe hút thuốc lá hay xì gà, khói thuốc sẽ tích tụ trên các bề mặt của nội thất. Khi bạn bật chế độ lấy gió tuần hoàn, các cặn bẩn gây mùi có thể sẽ lắng xuống và lọt vào các ống dẫn và lốc dàn lạnh của hệ thống điều hòa. Điều này sẽ gây mùi hôi rất khó chịu khi sử dụng xe những lần sau nếu không được xử lý.

Cách xử lý mùi hôi trên xe ô tô hiệu quả

cach-xu-ly-mui-hoi-tren-xe-oto
Luôn bật điều hòa giúp hạn chế nấm mốc phát triển và cách ngăn ngừa mùi hôi cho xe hiệu quả.

Với các loại mùi khó chịu của ô tô ở trên thì bạn có thể xử lý bằng những cách sau:

1. Bật điều hòa thường xuyên

Việc tắt điều hòa khi đang lái xe là một cách tiết kiệm nhiên liệu cho ô tô mà các tài xế thường dùng. Tuy nhiên việc luôn bật hệ thống điều hòa lại sẽ giúp cho bên trong cabin luôn giữ được trạng thái thông thoáng và khô ráo. Điều này giúp hạn chế nấm mốc phát triển và cách ngăn ngừa mùi hôi cho xe hiệu quả.

2. Đậu xe ở nơi có nắng

Ánh nắng mặt trời là giải pháp giúp ngăn chặn nấm mốc phát triển. Bởi vậy bạn nên đỗ xe ở nơi có ánh nắng và tránh xa khu vực râm mát nếu cần khử khuẩn cũng như giảm mùi nấm mốc, mùi chua bên trong xe.

3. Hạn chế sử dụng tính năng tuần hoàn không khí

Chế độ tuần hoàn trên hệ thống điều hòa sẽ cần thiết khi bạn lái xe ở khu vực nông thôn, khu vực bị ô nhiễm, bụi bẩn. Tuy nhiên việc bật tính năng này đồng nghĩa với việc nó ngừng lấy gió bên ngoài. Từ đó ngăn cản luồng không khí trong lành bên ngoài vào trong xe và có thể tạo điều kiện để nấm mốc phát triển.

4. Luôn để thảm trải sàn khô ráo

Hãy tháo ngay thảm trải sàn nếu chúng bị ngấm nước và chỉ lắp đặt lại khi chúng khô ráo hoàn toàn. Điều này sẽ hạn chế mùi hôi hay nấm mốc phát triển bên trong cabin.

5. Sửa chữa các vị trí bị rò rỉ

Nếu nguyên nhân gây mùi hôi trong xe đến từ các bộ phận bị rò rỉ như chất chống đông, dầu hoặc nhiên liệu (xăng hoặc diesel) thì hãy sửa chữa ngay lập tức. Những mùi này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến người sử dụng xe. Bên cạnh đó việc nhiên liệu bị rò rỉ có thể dẫn tới nguy cơ hỏa hoạn.

6. Thay thế hoặc vệ sinh lọc gió điều hòa

Bộ lọc gió điều hòa sẽ dần bị bụi bẩn lấp đầy sau một thời gian sử dụng nên cần được vệ sinh hoặc thay thế theo định kỳ hàng năm. Đây cũng là khuyến cáo của nhà sản xuất nhằm giúp xe ô tô hoạt động tốt hơn.

Trên đây là nguyên nhân và cách xử lý mùi hôi trên xe ô tô hiệu quả. Hy vọng hữu ích cho bạn!