5 nguyên tắc thiết kế nhà vệ sinh đúng kỹ thuật, chuẩn phong thủy
Nhà vệ sinh, phòng tắm chỉ là một không gian nhỏ trong nhà nhưng chúng lại đóng 1 vai trò không thể thiếu và vô cùng quan trọng. Vì vậy, khi thiết kế nhà ở bạn cần lưu ý đến khu vực này để bố trí, xây dựng sao cho hợp lý. Vì nếu nhà vệ sinh được thiết kế không được tinh tế, khéo léo sẽ phá vỡ toàn bộ cấu trúc ngôi nhà. Sau đây là một trong những nguyên tắc thiết kế nhà vệ sinh chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc.
Vị trí đặt nhà vệ sinh
Theo quan niệm phong thủy, nhà vệ sinh là nơi chứa những tạp chất, uế khí. Vì vậy khi xây dựng nhà ở bạn không nên xây chúng ở các vị trí như chính giữa nhà. Nên xây ở các vị trí góc khuất, nép một bên nhà.
Với các nhà cao tầng, không xây nhà vệ sinh ở gần phòng bếp, phòng thờ nơi gần vị trí tâm linh, thờ cúng. Trường hợp phòng ngủ có luôn nhà vệ sinh riêng thì bạn nên đặt ở phía gần cửa ra vào, hoặc gần tủ quần áo để tiện cho việc sử dụng.

Thiết kế không gian nhà vệ sinh
Về hình dáng của nhà vệ sinh tùy sở thích gia chủ vì mỗi người sẽ có mỗi sở thích, ý tưởng khác nhau. Thiết kế sao cho khi trang trí đồ nội thất bạn cảm thấy hợp lý, đồng điệu với nhau là được.
Ngoài ra, bạn cần đảm bảo được những yếu tố sau:
- Nhà có người lớn tuổi, người phải ngồi xe lăn việc thiết kế nhà vệ sinh đòi hỏi phải đảm bảo diện tích sàn tối thiểu là 7.6 m2 để có thể xoay được trong không gian phòng.
- Thiết kế tay nắm cửa vừa tầm để mọi lứa tuổi trong gia đình đều có thể dễ dàng đóng mở.
- Gương trong nhà vệ sinh không nên lắp quá cao không thuận tiện cho việc sử dụng.
- Lựa chọn gạch lát nền cho nhà vệ sinh có tính chống thấm nước tốt và có độ nhám cao cho sàn. Tránh trơn trượt sẽ gây nguy hiểm cho các thành viên trong nhà nhất là trẻ nhỏ.
Thiết kế lối vào phòng tắm và cửa
Thường nhà vệ sinh sẽ được thiết kế 1 cửa vì không gian khá nhỏ hẹp không cần phải sử dụng lên đến 2 cửa tránh rườm rà. Nhưng nếu ngôi nhà của bạn rộng thì có thể ngăn cách nhà vệ sinh thành 2 cửa. Một bên là khu vệ sinh một bên là nơi rửa mặt, dùng để tắm gội,vv… Sẽ tiện lợi và sạch sẽ hơn rất nhiều.

Thiết kế hệ thống thông gió và lắp đặt ánh sáng
Bạn có thể thiết kế và lắp một chiếc quạt thông gió trong nhà vệ sinh. Việc này sẽ giúp không gian phòng vệ sinh thông thoáng hơn tránh tạo ra những mùi hôi khó chịu.
Lắp đặt ánh sáng, đèn điện trong nhà vệ sinh cũng nên lựa chọn sản phẩm đèn phù hợp đảm bảo đủ độ sáng. Cung cấp nguồn ánh sáng tốt và đủ sẽ tiện cho việc sinh hoạt, vệ sinh trong nhà vệ sinh cũng như tạo không gian mới mẻ, tránh u ám, tối đen khi bước vào.
Đảm bảo hệ thống kỹ thuật tốt

Để xây dựng và lắp đặt các hệ thống trong nhà vệ sinh sao cho hoàn hảo nhất. Bạn cần chú ý và kiểm tra kỹ hệ thống đường ống nước, hệ thống điện cùng những vấn đề liên quan trong phòng được đảm bảo và vận hành tốt nhất. Đặc biệt là đường ống xem đã ổn định chưa tránh tình trạng độ dốc không đúng khiến nước thải không thoát được. Gây ra những phiền toái như tắc ống nước, nước thoát chậm tạo ra mùi hôi khó chịu, ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến các khu vực, nhà ở xung quanh.
Với những nguyên tắc thiết kế nhà vệ sinh đúng kỹ thuật mà chúng tôi giới thiệu ở trên hy vọng bạn đọc sẽ ghi nhớ và có thêm những kinh nghiệm, hiểu biết để áp dụng vào xây dựng cho ngôi nhà của mình sau này. Tạo ra một không gian nhà đẹp hoàn hảo, chỉn chu cho tổng quan của ngôi nhà.